Công ty Cổ phần VICEM Thạch cao Xi măng - Giữ vững niềm tin của khách hàng !
Nguồn : bản cáo bạch của công ty

CHỈ TIÊU

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

 tăng  giảm  so với 2005 (%)

Giá trị

tăng  giảm  so với 2006 (%)

Giá trị

 tăng  giảm  so với 2007 (%)

Vốn điều lệ (triệu đồng)

35.000

0,00%

35.000

0,00%

35.000

0,00%

Doanh thu (triệu đồng)

288.670

-18,40%

395.677

37,07%

409.385

3,46%

Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)

6.720

-12,23%

6.561

-2,37%

3.060

-53,36%

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

6.720

-21,09%

6.561

-2,37%

2.632

-59,88%

LN sau thuế /Doanh thu (%)

2,33%

0,55%

1,66%

-0,67%

0,64%

-1,02%

LN sau thuế /Vốn chủ sở hữu (%)

19,20%

0,10%

18,75%

-0,45%

7,52%

-11,23%

Cổ tức (%)

10%

-

10%

0,00%

7%

-3,00%

 

Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận nêu trên được lấy theo Phương án cổ phần hoá Công ty Kinh doanh Thạch cao xi măng đã được thông qua. Kế hoạch năm 2006 là kế hoạch cho năm tài  chính từ ngày 17/04/2006 đến ngày 31/12/2006. Kế hoạch lợi nhuận giảm qua các năm là do khi Dự án Trạm nghiền xi măng Quảng Trị đi vào hoạt động, khi công suất sản xuất xi măng chưa đạt hết công suất thiết kế nhưng vẫn phải tính khấu hao vào chi phí sản xuất.

Căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích rõ vị thế của Công ty trong ngành, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đang gặp phải, Công ty đã đề ra kế hoạch phát triển với định hướng phát huy tối đa những thế mạnh hiện có, khắc phục các điểm yếu hiện tại nắm bắt những cơ hội đặt ra, đảm bảo đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nói trên.

Vị thế của Công ty trong ngành

Thị trường tiêu thụ Thạch cao xi măng

Thị trường tiêu thụ của Công ty Thạch cao xi măng chủ yếu là các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt nam và một phần các sản phẩm thạch cao, xi măng nghiền, xi măng đóng bao được Công ty cung cấp cho khu vực nông thôn các tỉnh, thành phố của miền Trung.

Vị thế của Công ty trong ngành

Hiện tại, Công ty Thạch cao xi măng là đơn vị duy nhất trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu thạch cao cho sản xuất xi măng của hầu hết các nhà máy sản xuất thuộc Tổng Công ty, do vậy Công ty không có sự cạnh tranh lớn về mặt hàng. Tuy vậy, sau khi phần lớn các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công ty đã được cổ phần hoá, tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều Công ty đã chủ động tự khai thác nguồn nguyên liệu thạch cao nhập khẩu mà không mua từ Công ty Thạch cao Xi măng. Xét về lâu dài, Công ty khó có thể chủ động và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nếu không sớm đa dạng và mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình.

Triển vọng phát triển của ngành

Đối với Công ty Cổ phần Thạch cao xi măng, sự phát triển của Công ty gắn liền với triển vọng phát triển của ngành sản xuất xi măng.

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường sản xuất xi măng hiện nay ở Việt Nam có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty xi măng liên doanh, xi măng lò đứng và các cơ sở nghiền.

Mặc dù sản lượng sản xuất xi măng của nước ta có tăng trưởng, huy động ở mức cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xi măng cho xây dựng như thực tế hiện nay.

Theo ước tính, tổng công suất thiết kế của các nhà máy hiện có đang huy động hiện nay (kể cả trạm nghiền) là 21,96 triệu tấn xi măng, gồm có khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn Clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker). Trong đó Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là 7,16 triệu tấn (chiếm 49,6%), các công ty xi măng liên doanh là 4,74 triệu tấn (chiếm 32,9%), các cơ sở xi măng lò đứng là 2,5 triệu tấn (chiếm 17,5%).

Mặc dù sản lượng clinker của các lò nung trong nước đã huy động ở mức cao, song vẫn có sự thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước. Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án mới, mở rộng năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng để chủ động kịp thời đảm bảo nhu cầu xi măng trong nước giai đoạn 2001 - 2005 và 2005 - 2010, hạn chế nguồn clinker nhập khẩu.

Công suất thiết kế Clinker và Xi măng của ngành xi măng

Đơn vị tính: triệu tấn

TT

Tên công ty

Công suất thiết kế Clinker

Công suất huy

động xi măng

I

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

7.160

9.490

1

Xi măng Hoàng Thạch 1+2

2.016

2.300

2

Thạch cao xi măng

1.100

1.800

3

Xi măng Hà Tiên 1 (trạm nghiền)

 

1.500

4

Xi măng Hà Tiên 2

1.200

600

5

Thạch cao xi măng

1.260

1.400

6

Xi măng Hải Phòng

324

400

7

Xi măng Hải Vân (trạm nghiền)

 

690

8

Xi măng Hoàng Mai

1.260

1.400

II

Xi măng liên doanh

4.750

5.810

1

Xi măng Chinfon

1.260

1.400

2

Xi măng Sao Mai

1.260

1.760

3

Xi măng Vân Xá

400

500

4

Xi măng Nghi Sơn

1.830

2.150

III

Xi măng lò đứng và các trạm nghiền

2.500

6.060

1

Xi măng lò đứng

2.500

2.400

2

Trạm nghiền

 

3.660

 

TỔNG CỘNG

14.410

21.960

 

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thạch cao xi măng)

Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 7% - 7,5% trong giai đoạn 2001 - 2010, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10% - 11%, nhu cầu xi măng của thị trường Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 là rất lớn:

Dự kiến nhu cầu thị trường và sản lượng xi măng ở Việt Nam năm 2006 đến 2010


 

 

 

(Nguồn: Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

Qua số liệu dự báo trên cho thấy trong thời gian trước mắt, nhu cầu xi măng của thị trường Việt Nam rất lớn, giai đoạn 2006 đến 2010 dự kiến tốc độ tăng về nhu cầu sử dụng xi măng từ 10 - 15%/năm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng theo như dự báo trên, khả năng huy động giai đoạn 2006 đến 2010 (theo sản lượng clinker) được tính toán bao gồm sản lượng xi măng của các nhà máy hiện có và các nhà máy đang đầu tư xây dựng và các dự án đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng như sau:

Khả năng huy động công suất giai đoạn năm 2006 - 2010

theo sản lượng nghiền clinker trong nước, không tính các trạm nghiền

Đơn vị tính: triệu tấn

TT

TÊN NHÀ MÁY

2006

2007

2008

2009

2010

I

Nhà máy hiện có (nguồn clinker trong nước)

19,9

20,9

21,2

22,6

22,6

1

Hoàng Thạch 1+2

2,3

2,3

2,3

2,3

2,3

2

Bỉm Sơn

1,8

1,8

1,8

3,2

3,2

3

Bút Sơn

1,4

1,4

1,4

1,4

1,4

4

Chinfon

1,4

1,4

1,4

1,4

1,4

5

Sao Mai

1,76

1,76

1,76

1,76

1,76

6

Hà Tiên l+2

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

7

Vân Xá

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

8

Nghi Sơn

2,15

2,15

2,15

2,15

2,15

9

Hoàng Mai

1,4

1,4

1,4

1,4

1,4

10

Xi măng lò đứng

2,4

2,4

2,4

2,4

2,4

11

Tam Điệp

1,25

1,4

1,4

1,4

1,4

12

Hải Phòng mới

1,25

1,4

1,4

1,4

1,4

13

Phúc Sơn

0,8

1,5

1,8

1,8

1,8

II

Nhà máy chuẩn bị xây dựng

4,7

8,8

11,7

13,9

14,5

1

Sông Gianh

1,0

1,25

1,4

1,4

1,4

2

Thái Nguyên

0,7

1,0

1,25

1,4

1,4

3

Thăng Long

0,8

1,2

1,7

2,3

2,3

4

Hạ Long

0,3

1,2

1,6

2,1

2,1

5

Bình Phước

-

0,5

1,0

1,5

1,8

6

Cẩm Phả

-

0,8

1,5

2,0

2,3

7

Hoàng Thạch 3

1,0

1,2

1,2

1,2

1,2

8

Bút Sơn 2

0,5

1,0

1,4

1,4

1,4

9

Tuyên Quang

0,4

0,6

0,6

0,6

0,6

 

Tổng cộng (I+II)

24,6

29,7

32,9

37,1

37,1

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thạch cao xi măng)

Trên cơ sở dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp xi măng hiện có trong ngành xi măng tới năm 2010, ta có thể cân đối khả năng cung, cầu xi măng trên thị trường như sau:

Cân đối cung cầu xi măng cả nước giai đoạn 2006-2010

Đơn vị : triệu tấn

TT

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1

Nhu cầu

32,6

36,5

40,1

44,2

48,6

2

Sản lượng

24,6

29,7

32,9

37,1

7,1

 

Cân đối

- 8,0

- 6,8

- 7,2

- 7,1

- 11,5

(Nguồn: Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

Qua số liệu cung cầu xi măng trên cả nước thì lượng xi măng cần để đáp ứng nhu cầu sử dụng từ năm 2006 đến năm 2010 đối với nước ta vẫn còn thiếu một lượng xi măng tương đối lớn. Thị trường Xi măng trong nước trong thời gian tới còn rất tiềm năng.

Liên kết